Gà không chịu roi là bị gì? Cách chữa gà bỏ đòn

Nhiều người chơi đá gà sẽ rất hoang mang khi gà không chịu roi, chịu đòn hoặc nhiều con đột ngột bỏ đòn, mất đi sự hiếu chiến. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến tình trạng này, bài viết sau đây Daga388 sẽ giới thiệu đến bạn cách nhận biết, cách chữa khỏi căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.

Gà không chịu roi là bị gì?

gà không chịu roi

Để có thể nuôi dưỡng được một con gà chiến khỏe mạnh thì không phải điều đơn giản đặc biệt là đối với những con gà non đến khi trưởng thành. Nuôi gà đá cần trải qua rất nhiều giai đoạn như vần gà, xổ gà cực kỳ quan trọng và cũng rất khó khăn. Đa số khi nuôi gà tầm 8-10 tháng là đã có thể cầm chuồng tiếp đến là phải vần gà, xổ gà, kiểm tra lối đá, đòn đá. Tuy nhiên có một số gà đến tầm 8-10 tháng vẫn không thể trải qua chế độ đó, gà không chịu roi, chịu đòn, nhiều con được vần 2 3 lần nhưng đến lần tiếp theo thì đột ngột bỏ ngang.

Một số căn bệnh thường gặp khi gà không chịu roi

Gà bị vần quá nhiều lần

gà không chịu roi

Nhiều sư kê khi thấy gà đá tốt, chân khỏe nên tập vần gà, xổ gà cho nó quá nhiều lần, cường độ dầy đặt, liên tiếp 2 3 ngày 1 lần xổ gà, thậm chí ác liệt hơn là vần 2 lần một ngày. Chính sự liên tiếp này khiến gà bị quá tải dẫn đến om đòn, sau những lần vần xổ gà chưa kịp hồi phục vết thương mà đã bị vần tiếp tục thế nên gà sẽ bỏ chạy. Trong trường hợp gà chỉ mới chạy 1 2 hồ thì bạn vẫn có thể yên tâm nuôi dưỡng lại, bạn nên nuôi lâu hơn, tách nó riêng ra một khu vực, tránh việc để sống gần gà già, gà sung hoặc đỏ. Để từ từ thoải mái cho gà sung sức trở lại rồi hãy tiến hành vần gà lại nhưng lần này bạn hãy vần cách dài ngày và vần theo chế độ chuẩn nhé.

Gà sợ hãi màu lông, mã lông

Có không ít gà chiến thuộc dạng “siêu kén”, đa số chúng sẽ thường là gà tơ và một số là gà già, những con gà kén này chỉ đá với những con gà mà nó muốn, chứ không phải gà nào nó cũng chịu chọi. Chúng thường ở hình dạng đơn sơ một màu sắc nhất định, ví dụ như chúng sẽ không dám đối đầu với những con có màu lông xám hay lông màu chuối, không dám đối đầu với gà mào to, hoặc nếu có đồng ý đá thì cũng đá trong tình trạng lo âu, sợ sệt, run rẩy thế nên bạn cần đặc biệt lưu ý không ép chúng chọi khi chúng không muốn mà bạn cần phải tập cho gà thật mạnh khỏe, cứng cáp trước khi mang đi chọi với chiến kê khác, nhiều con bị ép quá mà thành cố tật, đến sang lông 2 màu nó mới thực sự giảm bớt sự sợ hãi.

Gà mới vừa khỏi bệnh

Đây là trường hợp gà không chịu roi phổ biến nhất đó là khi gà vừa mới hết bệnh mà người nuôi đã vội vã đem gã đi chọi, sức khỏe, sức mạnh của gà cũng không khác gì con người, vừa mới khỏi bệnh không thể nào hồi phục được 100%. Thế nên bạn cần phải cho gà một khoảng thời gian hồi phục sức khỏe rồi mới đem đi kiểm tra phong độ. Đặc biệt là đối với những con gà đi ngoài ra phân có màu lạ như xanh hoặc trắng, những con gà đó khi vừa khỏi bệnh thì hoàn toàn gà không chịu roi được, nếu đem đi vần ngay sẽ rất dễ mất mạng.

Gà rát lông

gà không chịu roi

Đối với trường hợp gà không chịu roi này thường xảy ra ở những con gà tơ, khi chúng đang thay lông, lông chưa được thay hoàn toàn, còn khá nhiều lông máu nhưng có những người nuôi đã vội vã đem đi vần, đi chọi thì hiển nhiên dẫn đến việc gà không chịu roi, bỏ đòn, vì nó đang trong quá trình hoàn thiện bản thân nên còn khá là yếu, có nhiều con yếu đến mức chỉ động đến người nó thôi nó đã kêu to rồi, nên ở giai đoạn này anh em nên tiếp tục dưỡng nó đến khi nó lớn và hoàn thiện hoàn toàn nhé!

Gà trong tình trạng hoảng loạn

Trong tình huống khi gà bị hoảng loạn do ảnh hưởng bởi tiếng động mạng, tiếng chó, tiếng lớn do có vật rơi, nổ, hay ở chỗ đông người quá ồn ào cũng sẽ dẫn đến trường hợp gà không chịu roi và hay có tình trạng ve lãng. Nếu chiến kê của anh em rơi vào trường hợp này thì nên cho nó nghỉ ngơi, lấy lại bình tĩnh, rồi hãy từ từ cho gà tấn công đối thủ.