Hướng dẫn chữa bệnh giun đũa ở gà tại Daga388

Bệnh giun đũa ở gà là do Ascaridia galli chúng thuộc lớp giun tròn gây nên căn bệnh này. Giun đũa ở gà được xem là một căn bệnh khá là phổ biến và chúng sẽ thường xảy ra ở tất cả những lứa tuổi ở khắp nơi trên thế giới. 

>>>Xem một số loại bệnh khác tại Daga388

Giun đũa có màu vàng, các con giun đực sẽ thường có độ dài từ 3 cho đến 10cm, giun cái thường sẽ có độ dài từ 7 đến 12cm. Trứng của chúng thường có lớp vỏ dày, có hình dạng bầu dục có kích thước từ 70×90 micrometer. Trứng của chúng có sức đề kháng khá tốt và tồn tại được lâu trong môi trường. Giun đũa ở gà ký sinh trùng ruột non, đôi khi chúng cũng ký sinh ở trong ống dẫn mật. 

Quy trình phát triển của giun đũa ở gà

bệnh giun đũa

Tìm về bệnh giun đũa ở gà

Giun đũa ở gà có chu trình phát triển trực tiếp, các con giun cái trưởng thành sẽ để trứng và theo phân thải ra ngoài môi trường. Sau khi thải ra môi trường gặp nhiệt độ thích hợp chúng sẽ phát triển thành trứng gây nhiễm, thời gian này có thể mất khoảng từ 5 đến 25 ngày. 

Gà khi ăn phải trứng này thông qua thức ăn, nước uống sẽ đi vào dạ dày và chúng sẽ nở ra ấu trùng và đi xuống dưới ruột non. Từ 1 cho đến 2 giờ sau khi ăn phải trứng, ấu trùng sẽ xâm nhập vào trong tuyến ruột và phát triển cơ thể trong đó khoảng 19 ngày. Sau đó thì ấu trùng giun đũa này sẽ quay trở lại lòng ruột sống và sẽ phát triển về đến giai đoạn trưởng thành. 

Thời gian mà từ lúc gà ăn phải những loại trứng gây nhiễm cho đến khi giun đũa trưởng thành các ký sinh ở ruột non từ khoảng chừng từ 35 cho đến 58 ngày. 

Bệnh lý giun đũa ở gà 

Gà khi bị ảnh hưởng trong giai đoạn ấu trùng sẽ gây nên tình trạng xuất huyết niêm mạc ruột, nơi mà chúng ký sinh của ấu trùng ruột có hiện tượng giãn ra, sưng và dày lên. Khi nhiễm bệnh thì thành ruột của gà bị phù và bị tổn thương nghiêm trọng, điều này tạo điều kiện cho vi trùng đường ruột nhất là E.coli phát triển làm cho gà bệnh nặng hơn.  

Giun đũa ở gà gây bệnh nặng ở những chú gà con hơn là ở những chú gà trưởng thành. Thời gian mà chúng phát triển trong cơ thể của gà con thường là vào khoảng từ 30 cho đến 35 ngày, trong khi là ở những gà chú gà lớn 50 ngày. 

Gà có độ tuổi trên 3 tháng tuổi khi có sức đề kháng tốt với khả năng nhiễm giun đũa hơn rất nhiều so với những chú gà có độ tuổi dưới 3 tháng tuổi. Gà nuôi chăn thả như là các sư kê chăn nuôi thả vườn hay là nuôi trên nền trấu như cách nuôi của sư kê nước ta thì cực kỳ dễ bị nhiễm bệnh. 

Tác hại của bệnh giun đũa ở gà: Gà bị nhiễm nặng gây nên hiện tượng mất máu, niêm mạc, mồng của chúng sẽ hơi nhạt, chân khô, ăn giảm, tiêu chảy, có hiện tượng còi cọc, chậm lớn. Gà bị bệnh sẽ gây tiêu tốn nhiều thức ăn hơn cho 1kg trọng lượng của chúng. Khi gà bị nhiễm bệnh giun đũa ở gà thường sẽ chết do tình trạng tắc ruột hoặc là do tình trạng tắc ống dẫn mật bà có thể làm giảm tăng trọng lên đến 30%

Chẩn đoán bệnh giun đũa ở gà 

bệnh giun đũa

Chẩn đoán bệnh giun đũa ở gà

  • Trên gà sống: Thường sẽ là xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa
  • Mổ khám: Trong ruột non tìm thấy giun đũa là một trong số những phương pháp cho được kết quả chính xác nhất

Nguồn lây bệnh gây nên: Gà lớn bị nhiễm bệnh giun đũa thông thường sẽ thải trứng ra bên ngoài môi trường là nguồn truyền bệnh cho gà con thông qua thức ăn nước uống. Châu chấu và các loại giun đất cũng là một trong số những vật thể mang bệnh giun đũa vào cơ thể của gà. 

Phòng bệnh giun đũa ở gà 

  • Nên nuôi những chú gà ở trên sàn
  • Gà thường phải được nuôi trên nền một cách thường xuyên thay thế chất độn trong chuồng
  • Cần thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống cho chúng một cách thường xuyên
  • Cần phải nuôi gà lớn cách biệt với gà con. 
  • Để giảm thiểu được ô nhiễm trứng giun trong môi trường nuôi cần thực hiện tẩy giun định kỳ cho gà
  • Gà con khi bắt đầu nhiễm bệnh giun đũa ở khoảng 4 đến 6 tuần tuổi, sau đó thì cần mỗi tháng tẩy giun 1 lần cho chúng 
  • Gà khi lớn lên trên 3 tháng tuổi thì cần 3 tháng tẩy giun 1 lần

Điều trị bệnh giun đũa ở gà 

  • Piperazine Cho gà uống hoặc là thực hiện trộn chúng vào trong thức ăn, liều lượng sẽ từ 50 cho đến 100mg/kg trọng lượng gà. 
  • Tetramisol: Cho gà uống hay là trộn thức ăn, liều lượng sẽ được phù thuộc vào 40mg/kg trọng lượng cơ thể của gà. Thuốc này có hiệu quả tẩy giun từ khoảng 89 cho đến 100%
  • Levamisol: thông thường sử dụng với liều lượng là 30 đến 60ppm
  • Fenbendazole: Ta sẽ cho chúng uống, hiệu quả chữa bệnh giun đũa khá cao từ 99,2 cho đến 100%. 
  • Lvermectine: Thực hiện tiêm dưới da với liều lượng là 0,3mg/kg thể trọng của chúng, hiệu quả mà thuốc tẩy giun này đạt được từ 90,2% cho đến 95%, thuốc có ưu điểm tẩy được những giống giun non 

Lời kết

Bài viết này là toàn bộ những thông tin về biện pháp chữa bệnh giun đũa ở gà. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức về chữa bệnh gà hiện nay. Đừng quên xem các biện pháp chữa bệnh khác tại Daga388

Close [X]

7m