Bệnh khô chân là một trong những căn bệnh hay triệu chứng nguy hiểm của gà. Hôm nay anh em hãy cùng Daga388 tìm hiểu về căn bệnh này cũng như điều trị gà bị khô chân hiệu quả.
Lý do dẫn đến bệnh khô chân ở gà
Khi còn nhỏ
Khi những chú gà còn nhỏ vẫn có nguy cơ bị mắc căn bệnh khô chân. Thế nhưng nếu như những chú gà con được mẹ ấp, chăm sóc thì tỷ lệ mắc căn bệnh này sẽ thấp hơn khi chú gà được úm theo bầy đàn. Nguyên nhân chính là chủ trại thường úm gà với một số lượng lớn hay đặt những mán nước khiến cho gà khó có thể sử dụng. Điều này khiến cho gà bị thiếu nước và thâm chí dẫn đến căn bệnh khô chân ở gà.
Khi gà trưởng thành
So với những chú gà trưởng thành thì gà thường sẽ dễ bị mắc căn bệnh khô chân hơn. Lý do chính là vẫn là do những chú gà bị mất nước. Ngoài ra vẫn còn nguyên nhân khác phải kể đến như bệnh tiêu chảy, bệnh Newcastle và tất nhiên những căn bệnh này đều gây mất nước cho gà đấy nhé.
Dấu hiệu nhận biết gà bị khô chân
Gà ủ rũ xù lông
Được biết thì bệnh khô chân ở gà khiến cho gà bị ủ rũ, mệt mỏi cũng như xù lông. Gà bệnh thường có xu hướng lười di chuyển, không chịu vận động và không còn năng động mà gà chỉ muốn đứng yên tại chỗ.
Gà bị xệ cánh, teo lường
Nếu anh em quan sát kỹ và để ý thì thấy gà sẽ bị teo lường thì khả năng cao gà đã mắc bệnh khô chân. Bởi vì một chân gà bị khô khiến gà gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Gà bị tiêu chảy, kén ăn, đi phân trắng
Bệnh khô chân ở tại gà sẽ khiến cho gà gặp vấn đề về tiêu hoá như kén ăn, tiêu chảy cùng với đó đi kèm phân trắng.
Chân gà teo tóp, co quắp lại
Đây là biểu hiện rõ rệt nhất về bệnh khô chân ở tại gà mà mắt thường của ta có thể thấy được, bởi 2 chân của gà ngày càng bị teo tóp cũng như co quắp.
Điều trị bệnh khô chân ở gà như thế nào?
Chữa bệnh gà con
Nguyên nhân khiến gà con bị khô chân do kỹ thuật úm gà chưa được chuẩn xác. Chính vì thế anh em cần phân bố lại số lượng gà con cần úm ở trong mỗi khu vực nuôi. Sử dụng những máng uống nước phù hợp cho gà con nhằm thuận tiện khi gà uống nước.
Thường xuyên cung cấp cũng như thay nước sạch cho gà con uống, đảm bảo gà con được uống nước đầy đủ. Tránh gây bệnh khô chân khiến cho gà ảnh hưởng đến việc phát triển sau này.
Bổ sung kháng sinh, thuốc bổ,…
Anh em có thể bổ sung thêm những loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ, vitamin vào khẩu phần ăn của gà. Vào mùa hè nóng bức thì gà mất nhiều nước nên cần phải bổ sung thêm chất điện giải để bù nước cho gà. Một số sản phẩm có thể kể đến như: các loại Gluco-kc, vitamin ADE 15.
Chữa bệnh khô chân ở gà trưởng thành
Gà trưởng thành khi phát hiện mắc căn bệnh này sẽ có cách chữa trị phức tạp hơn gà con. Anh em tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh dưới đây từ 4 đến 5 ngày nhằm điều trị bệnh khô chân:
- Dizavit-plus: tỉ lệ pha thuốc với nước là 2g / 1 lít, cho vào máng nước uống của gà.
- Pharamox: pha 1g tương ứng với 1 lít nước.
- Pharcolivet: tỉ lệ pha thuốc với nước uống là 10g / 2,5 lít nước.
Sau đó anh em cần theo dõi diễn biến bệnh ở gà để điều chỉnh thuốc phù hợp nhất.
Key tìm kiếm về bài viết trên google: khô chân ở gà,…